Thảm tập yoga là người bạn đồng hành với mỗi yogi, giúp cơ thể hạn chế tiếp xúc với sàn nhà. Bên cạnh đó, thảm tập còn giúp hạn chế chấn thương, hỗ trợ giữ ấm trong những ngày đông. Hiện nay, mỗi tấm thảm yoga đều được sản xuất từ những vật liệu khác nhau. Bài viết dưới đây Manduka sẽ chia sẻ cho bạn top 4 loại chất liệu thảm yoga phổ biến và được ưa chuộng nhất.
Mỗi thương hiệu thảm khác nhau sẽ sử dụng các chất liệu sản xuất khác nhau. Ngoài ra, mỗi vật liệu sản xuất đều có ưu, nhược điểm riêng, đây chính là lý do người dùng cần tìm hiểu kỹ trước khi quyết định mua sản phẩm. Dưới đây là 4 chất liệu thảm yoga được sử dụng phổ biến và rộng rãi nhất:
4 chất liệu thảm Yoga được sử dụng rộng rãi
1. Chất liệu cao su thiên nhiên
Thảm tập cao su thiên nhiên được sản xuất từ cao su tự nhiên, được khai thác từ cao su tự nhiên. Hiện nay, dòng thảm tập này được rất nhiều yogi ưa chuộng và lựa chọn bởi vì những ưu điểm sau:
- Được sản xuất từ cao su tự nhiên, thân thiện với môi trường.
- Có độ bám vượt trội, dù tay chân bạn khô hay đổ mồ hôi, hỗ trợ các yogi thực hiện các động tác khó mặc dù cơ thể bết dính mồ hôi.
- Có độ bền cao, dao động từ 2-4 năm nếu biết cách vệ sinh, bảo dưỡng.
- Độ đàn hồi khá tốt, mang đến cảm giác thoải mái cho người tập.
Do có độ bền cao, thân thiện với môi trường nên giá chất liệu thảm yoga này tương đối cao. Vì thế, những dòng thảm tập cao su tự nhiên cũng có giá thành cao hơn các loại thảm khác. Ngoài ra, thảm yoga được làm từ cao su tự nhiên có trọng lượng nặng hơn những sản phẩm khác.
2. Chất liệu PVC (Polyvinyl Chloride)
PVC là một trong những chất liệu thảm yoga được sử dụng rộng rãi tại các phòng tập. Dòng sản phẩm này được làm hoàn toàn từ bột nhựa PVC. Vì thế, ưu điểm lớn nhất của thảm tập PVC là giá thành rẻ, phù hợp với những người có điều kiện tài chính thấp.
Bên cạnh giá thành rẻ, thảm tập PVC cũng tồn tại nhiều nhược điểm như:
- Sản phẩm thường không thoải mái bằng chất liệu cao su tự nhiên
- Độ đàn hồi sẽ không bền lâu như thảm cao su tự nhiên
3. Chất liệu TPE (Thermoplastic Elastomer)
Thảm TPE được làm từ polymer, loại nhựa có tính chịu nhiệt và đàn hồi cao. Bởi vì tính đàn hồi cao mà TPE được sử dụng làm chất liệu thảm yoga. Bên cạnh chất liệu cao su tự nhiên, thảm tập TPE cũng rất được ưa chuộng và lựa chọn bởi vì những ưu điểm vượt trội như:
- Có tính kháng khuẩn cao, dễ dàng vệ sinh, bảo quản sau mỗi buổi tập.
- Được sản xuất từ chất liệu thân thiện với môi trường, không chứa chất độc hại, không kim loại nặng. Qua đó, đảm bảo mang đến sự thoải mái cho các yogi trong suốt quá trình tập.
- Có trọng lượng nhẹ, dễ dàng mang đi bất kỳ đâu, phù hợp cho những người hay tập yoga ngoài trời.
- Độ đàn hồi tốt, đảm bảo an toàn cho các yogi trong suốt quá trình tập.
Tuy nhiên, dòng thảm tập này lại có giá thành khá đắt, ngang ngửa cao su tự nhiên.
4. Chất liệu PU
PU cũng là một trong những chất liệu thảm yoga phổ biến trong những năm gần đây. Dòng sản phẩm này được sản xuất từ cao su tự nhiên và hỗn hợp PU cao cấp, an toàn. Thảm tập yoga PU được làm từ vật liệu thân thiện với môi trường, không nặng mùi như thảm PVC. Qua đó, mang đến sự thoải mái cho các yogi trong suốt quá trình tập.
Không những thế, dòng sản phẩm này có độ đàn hồi khá cao, được tích hợp thêm tính năng chống trượt. Ngoài ra, chất liệu PU cũng có khả năng thấm mồ hôi khá tốt, giúp bạn dễ dàng thực hiện các động tác khó khi cơ thể đổ quá nhiều mồ hôi. Tuy nhiên, dòng sản phẩm này có trọng lượng tương đối cao, gây khó khăn cho các yogi khi di chuyển.
Tiêu chí lựa chọn chất liệu thảm yoga
Nếu bạn vẫn đang phân vân, chưa biết chọn chất liệu thảm yoga nào, có thể tham khảo những tiêu chí dưới đây:
Độ bền và độ bám
Trong suốt quá trình tập luyện, bạn thường sẽ đổ mồ hôi rất nhiều. Vì thế, các yogi nên lựa chọn các dòng thảm có độ bám nhất định. Nếu thảm không có độ bám, quá trơn trượt sẽ rất dễ gây chấn thương cho bản thân khi thực hiện các động tác chống tay, chống chân, đặc biệt là những động tác giữ thăng bằng.
Bên cạnh đó, các yogi cũng nên lựa chọn chất liệu thảm tập có độ bền cao để hạn chế thay mới sau một thời gian sử dụng. Ngoài ra, nếu bạn thường xuyên tập yoga ngoài trời, nên lựa chọn dòng thảm được làm từ những chất liệu có độ bền cao như: Cao su tự nhiên, PU để hạn chế hư hỏng do nắng, gió, thời tiết.
An toàn và thân thiện với môi trường
Nếu bạn là người chú ý đến các vấn đề môi trường thì nên lựa chọn những dòng thảm được làm từ các chất liệu thân thiện với môi trường. Ngoài ra, các chất liệu thân thiện với môi trường sẽ không nặng mùi như PVC, nhựa. Qua đó, mang đến cảm giác thoải mái trong suốt quá trình tập, các yogi không phải nghe mùi hôi của nhựa khi thực hiện động tác hít thở.
Dễ dàng vệ sinh và bảo quản
Chất liệu thảm yoga dễ dàng vệ sinh và bảo quản cần được ưu tiên hàng đầu. Những loại thảm dễ dàng vệ sinh sẽ giúp bạn tiết kiệm tối đa thời gian cho công việc bảo dưỡng thảm tập. Ngoài ra, các yogi cũng nên lựa chọn những dòng thảm có khả năng chống thấm nước và không dễ bị bám bẩn. Điều này nhằm hạn chế tình trạng thảm tập bị dơ, mất thẩm mỹ do bụi bẩn hoặc các vệt nước.
Sự thoải mái và đàn hồi
Những dòng thảm tập có tính đàn hồi cao sẽ bảo vệ bạn khỏi chấn thương trong suốt quá trình tập. Đặc biệt, khi luyện tập bộ môn yoga, bạn thường phải chống tay, khuỷnh tay hoặc đầu gối. Nếu lựa chọn những dòng thảm tập có độ đàn hồi quá kém sẽ khó bảo vệ bạn khỏi những đau nhức, chấn thương. Từ đó, gây nên tình trạng xao nhãng, khiến bạn khó tập trung thực hiện những động tác yoga nâng cao.
Để kiểm tra tính đàn hồi của các sản phẩm thảm tập, các yogi có thể dùng hai tay bóp chặt vào hai mặt của thảm. Nếu hai tay chạm sát vào nhau chứng tỏ thảm tập quá mềm, có độ đàn hồi kém, không bảo vệ bạn khỏi chấn thương. Các yogi thường xuyên luyện tập những động tác nâng cao nên lựa chọn chất liệu thảm yoga có độ đàn hồi cao như: Cao su tự nhiên, PU, TPE.
Ngân sách cá nhân
Ngân sách cá nhân là một trong những tiêu chí cần quan tâm khi lựa chọn thảm tập. Nếu bạn là người có điều kiện tài chính tốt, nên lựa chọn các dòng thảm có độ bền cao, độ đàn hồi tốt như: Cao su tự nhiên, PU. Nếu bạn có ngân sách khá thấp, có thể lựa chọn thảm tập có giá cả phải chăng như thảm được làm từ chất liệu PVC.
Chất liệu thảm yoga quyết định rất nhiều đến chất lượng, sự thoải mái trong quá trình tập luyện. Hy vọng các yogi sẽ hiểu rõ ưu, nhược điểm của các dòng chất liệu trên và đưa ra quyết định sử dụng phù hợp với nhu cầu bản thân.