Các bài tập yoga giúp tăng cường trí nhớ hiệu quả nhất

Yoga không chỉ có tác dụng nâng cao sức khỏe tổng thể mà đây còn là phương thuốc thần kỳ để cải thiện và tăng cường trí nhớ. Bài tập yoga tăng trí nhớ dưới đây có thể giúp bạn cảm thấy tinh thần minh mẫn hơn để bắt đầu ngày mới đấy!

Dưới tác động của cuộc sống hiện đại, trí nhớ con người ngày càng suy giảm. Có rất nhiều giải pháp để chúng ta cải thiện trí nhớ của mình. Trong đó, yoga là một trong những giải pháp tuyệt vời nhất.

Yoga tăng cường trí nhớ: Đây có phải là lời đồn?

Yoga có thể giúp tăng trí nhớ? Câu trả lời chắc chắn là “có”. Điều này cũng đã nhận được sự kiểm chứng của rất nhiều nghiên cứu.

Tạp chí Hoạt động Thể chất và Sức khỏe (Mỹ) đã đăng một nghiên cứu của các nhà khoa học. Trong đó, họ công bố rằng chỉ cần 20 phút tập yoga mỗi ngày sẽ giúp rèn luyện trí nhớ và năng lực tập trung tốt hơn tập trên máy chạy bộ.

Không những vậy, phần lớn các tín đồ yoga lâu năm cũng đều chia sẻ kể từ tập yoga, trí nhớ của họ đã được cải thiện rất nhiều. Vậy yoga tăng trí nhớ bằng cách nào?

Trí nhớ là khả năng lưu giữ những thông tin trong quá khứ và gợi lại nó (bao hàm cả phân tích, tổng hợp thông tin đã nằm trong vùng ý thức về quá khứ). Một người có trí nhớ tốt hay không sẽ là do bẩm sinh. Tuy nhiên, yoga có thể giúp bạn tăng trí nhớ một cách đáng kinh ngạc. 

Tập yoga thường xuyên sẽ giúp khả năng ghi nhớ và năng lực tập trung, tư duy của bạn có những bước đột phá bất ngờ

Các kỹ thuật và bài tập trong yoga có tác động trực tiếp lên hoạt động của vỏ não. Không những vậy, các tư thế yoga cùng kỹ thuật thở pranayama còn làm tăng tuần hoàn máu lên não, giúp bạn tỉnh táo và cải thiện trí nhớ. 

Bên cạnh đó, bài tập thiền trong yoga cũng có tác dụng cải thiện khả năng ghi nhớ của não bộ rất tốt. Trong một nghiên cứu về mối liên hệ giữa thiền định và trí nhớ của Đại học Havard được đăng trên tờ Daily Mail (Anh), giáo sư Tâm lý học Sara Lazar đã chia sẻ: nếu bạn sử dụng bộ phận nào đó trong não thì bộ phận đó sẽ phát triển.

Thảm tập yoga Manduka Pro

Thiền định là một cách luyện tập não bộ cũng tương tự như việc bạn tập thể dục để tăng sức mạnh cho các cơ bắp. Không những vậy, tập yoga thường xuyên còn kích thích sự phát triển của các yếu tố thần kinh có nguồn gốc từ não, giúp cải thiện chức năng, khuyến khích sự tăng trưởng của của các tế bào thần kinh và bảo vệ các tế bào này khỏi sự chết của tế bào.

Chính vì vậy, việc thực hiện các tư thế yoga thường xuyên kết hợp các bài tập thở và thiền sẽ giúp bạn có một tâm trí trong sáng, thanh sạch. Khi đó, khả năng ghi nhớ và năng lực tập trung, tư duy của bạn sẽ có những bước đột phá bất ngờ. 

Các bài tập yoga tăng trí nhớ hiệu quả mà bạn có thể thử?

Dưới đây là các tư thế có khả năng cải thiện trí nhớ và khả năng tập trung. Bạn hãy kết hợp những tư thế yoga này vào thói quen hàng ngày để đánh thức bộ não và luôn sẵn sàng để hoàn thành công việc nhé.  

1. Tư thế chiến binh 3

Tư thế chiến binh 3 có tác dụng cải thiện sự cân bằng và xây dựng sức mạnh từ trung tâm cơ thể. Khi bạn đạt được sự cân bằng, ý thức và tâm trí cũng sẽ trở nên tốt hơn, bạn sẽ sẵn sàng đối mặt và vượt qua mọi thách thức trong cuộc sống hằng ngày.

Cách thực hiện

  • Bước 1: Đứng thẳng, 2 tay chống hông.
  • Bước 2: Nghiêng người về phía trước để đưa trọng lượng dồn vào chân phải.
  • Bước 3: Chân phải thẳng, điều chỉnh thân song song với sàn nhà.
  • Bước 4: Nâng chân trái thẳng lên sao cho cả thân và chân trái song song với sàn nhà. Giữ cho cổ thư giãn, mắt hướng xuống sàn nhà.
  • Bước 5: Từ từ đưa 2 tay xuôi dọc thân bạn khi bạn đã cảm thấy cân bằng.
  • Bước 6: Giữ tư thế khoảng vài phút rồi trở về vị trí ban đầu.

2. Tư thế con quạ

Tư thế con quạ có tác dụng tăng cường sức mạnh đôi tay và giúp cột sống trở nên khỏe hơn. Không những vậy, nếu được tập thường xuyên, tư thế này còn giúp cải thiện trí nhớ và tăng khả năng tập trung rất hiệu quả.

Cách thực hiện

  • Bước 1: Bắt đầu tư thế với tư thế đứng quả núi. 2 bàn chân sát nhau. Từ từ cúi xuống, đặt 2 bàn tay xuống sàn, mở rộng bằng vai.
  • Bước 2: Từ từ nâng hông của bạn lên, đầu gối áp vào cánh tay trên, khuỷu tay hơi gập.
  • Bước 3: Nhìn về trước, nhẹ nhàng nhấc chân lên khỏi sàn. Dồn trọng lượng cơ thể lên cánh tay. Từ từ duỗi thẳng cánh tay.
  • Bước 4: Giữ tư thế trong khoảng 1 phút. Sau đó từ từ hạ chân xuống và đứng lên.

3. Tư thế đứng trên vai

Tư thế đứng trên vai được mệnh danh là nữ hoàng của các tư thế trong yoga bởi đây là một tư thế đảo ngược khó nhưng có thể đem đến cho bạn vô số những lợi ích. Tư thế này không chỉ giúp giảm căng thẳng, xoa dịu tâm trí mà còn giúp tăng tuần hoàn máu lên não, cải thiện trí nhớ rất tốt.

Cách thực hiện

  • Bước 1: Nằm ngửa trên thảm, 2 chân sát nhau, 2 tay xuôi theo thân.
  • Bước 2: Nhấc chân, mông và lưng lên cao sao cho khuỷu tay đỡ thân dưới, tạo hình thành dáng đứng trên vai.
  • Bước 3: Khi đã vào tư thế, từ từ di chuyển khuỷu tay vào gần nhau hơn. Duỗi thẳng cột sống và chân hướng lên trần. Trọng lượng cơ thể dồn lên vai và cánh tay.
  • Bước 4: Giữ tư thế tầm 30 – 60 giây, hít thở sâu.

4. Tư thế cây cầu

Tư thế cây cầu giúp lấy lại bình tĩnh và đem đến sức sống cho cơ thể. Không những vậy, nó còn có tác dụng tăng cường máu đến não và duy trì hoạt động của hệ thần kinh.

Cách thực hiện

  • Bước 1: Nằm xuống trong tư thế nằm ngửa, 2 tay đặt xuôi cạnh hông-đùi.
  • Bước 2: Gập đầu gối và dùng tay nắm lấy cổ chân.
  • Bước 3: Khoảng cách giữa 2 bàn chân nên rộng bằng vai.
  • Bước 4: Hít sâu, nâng lưng lên.
  • Bước 5: Giữ tư thế tầm 30 giây, lặp lại 3 – 5 lần.

5. Tư thế đứa trẻ

Tư thế đứa trẻ có tác dụng giải tỏa căng thẳng, thư giãn ngực, lưng, vai. Không những vậy, nó còn giúp tăng lưu thông máu đến tất cả các bộ phận trên cơ thể.

Cách thực hiện

  • Bước 1: Ngồi lên gót chân, mở rộng đầu gối và hông, hít thở đều.
  • Bước 2: Gập người về trước và thở ra.
  • Bước 3: Mở rộng hông và thư giãn giữa 2 đùi.
  • Bước 4: Vươn thẳng tay qua đầu, thẳng hàng với đầu gối. Thả lỏng vai.
  • Bước 5: Giữ tư thế từ 30 giây đến vài phút.

Chúc bạn thành công với các bài tập yoga nhé

Manduka – Thảm tập yoga cao cấp từ Mỹ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *