Hiện nay, tình trạng nhiễm covid ngày một tăng cao và một trong số những triệu chứng điển hình trong và hậu covid đó là khó thở, hụt hơi. Để cải thiện tình trạng này một cách nhanh chóng, tránh ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày và sức khỏe về lâu dài, tập thở cùng yoga được xem là giải pháp vô cùng hữu hiệu.
Nếu chúng ta áp dụng đúng kỹ thuật thở, sự lưu thông và hấp thụ oxy trong cơ thể tăng lên. Qua đó, cơ thể có khả năng loại bỏ độc tố tốt hơn. Nào, hãy cùng Aloha Nguyễn tham khảo một số 12 bài tập thở trong yoga cho người bị mắc covid 19 nhé
Nội dung chính
1. Lợi ích của các bài tập thở yoga đối với người mắc covid 19
Con người không thể điều chỉnh được nhịp đập của tim cũng như nhịp co bóp của dạ dày nhưng hoàn toàn có thể kiểm soát được hơi thở của mình. Hít thở sâu cho phép bạn cung cấp oxy cho mọi tế bào trong cơ thể, giúp người tập cảm thấy tràn đầy năng lượng. Cuộc sống sẽ vui vẻ, hoàn thiện hơn khi bạn duy trì mức năng lượng tốt suốt cả ngày.
Thế nhưng, hậu covid khiến cơ quan phổi hoạt động kém hơn và bài tập thở trong yoga sẽ cải thiện những điều này cho bạn:
1.1 Đào thải độc tố
Một trong những lợi ích sức khỏe của hơi thở sâu là giải độc trong cơ thể. Một hơi thở sâu giúp giải phóng chất độc ra khỏi cơ thể. Trong khi đó, nếu bạn hít thở nông, các cơ quan khác phải làm thêm giờ để giải phóng độc tố.
1.2 Giảm căng thẳng
Thông thường, khi gặp bất kì một vấn đề căng thẳng hay áp lực, chúng ta thường có xu hướng hít một hơi thở sâu. Điều này giúp bạn thư giãn tâm trí, lấy lại được sự cân bằng, tự tin bằng cách kích thích hệ thần kinh phó giao cảm. Hơi thở nông (không sâu) là một trong nhiều lý do làm bạn căng thẳng.
Việc không được cung cấp đầy đủ oxy, khiến máu không được đi tới các tế bào cơ quan đầy đủ, gây cảm giác mệt mỏi. Vì vậy, hãy hít thở sâu thường xuyên để có tâm trạng tốt, thả lỏng các cơ và tránh căng thẳng nhé.
Bài tập hít thở của yoga sẽ làm tăng thể tích của hai lá phổi và nhờ phổi hoạt động tốt cộng với sự giãn nở lớn sẽ làm tăng sức khỏe cũng như hoạt động của các múi cơ.
Cùng với đó, các động tác yoga buộc bạn phải tập trung vào các chuyển động và khi ngồi thiền, bạn cần phải tĩnh tâm, tập trung; nhờ đó giảm căng thẳng và cải thiện trí lực.
1.3 Cải thiện hệ thống tiêu hóa, tim mạch
Hít thở sâu kích hoạt hệ thống thần kinh giao cảm, giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh. Đồng thời các vấn đề về hệ thống tiêu hóa cũng được cải thiện nhờ sự cung cấp oxy đầy đủ. Khi có nhiều oxy, tim sẽ không bị hoạt động quá tải và luôn hoạt động tốt.
1.4 Cải thiện phổi
Khi bị nhiễm covid, chức năng của phổi và các hệ thống cơ quan khác bị suy giảm nghiêm trọng, cho dù bạn mắc bệnh nặng hay nhẹ. Nhiều người từng mắc covid 19 chia sẻ, họ cảm thấy khó thở, khi leo cầu thang hay hoạt động mạnh bị hụt hơi,..
Chính vì thế, nếu đang gặp phải tình trạng này, bạn cần học lại cách thở ngay lập tức. Ngoài những bài tập thở mà bác sĩ đã hướng dẫn, bạn cũng có thể nhanh chóng cải thiện chức năng của phổi thông qua các bài tập thở trong Yoga.
Tóm lại, con người phải đối mặt với nhiều áp lực từ công việc cũng như chăm sóc gia đình. Đặc biệt đối với những người bị mắc covid 19, bạn cần dành nhiều thời gian để hồi phục sức khỏe của mình.
Do đó, ngoài việc dành thời gian cho các hình thức thư giãn khác chúng ta cũng nên trải nghiệm một số bài tập thở. Những bài tập này không chỉ tác dụng tăng cường sức khỏe mà còn giải tỏa căng thẳng giúp bạn ngủ ngon và sâu giấc hơn. Cùng chúng mình theo dõi nội dung dưới đây để có thêm kinh nghiệm thực hiện các bài tập này nhé.
2. Những bài tập thở cực tốt trong yoga
1. Bài tập thở theo nhịp 4 – 7 – 8
Thở theo nhịp 4 – 7 – 8 là bài tập được phát triển từ kỹ thuật yoga cổ xưa. Nó có thể giúp bạn bổ sung lượng oxy cần thiết cho cơ thể và cảm thấy thư giãn hơn mỗi ngày.
Cách thực hiện bài tập:
-
Khi bắt đầu thực hiện, người tập mở nhẹ môi ra. Sau đó tiến hành thở ra hết cơ. Khi thở ra hãy tạo âm thanh giống như đang huýt sáo.
-
Tiếp theo, chúng ta khép môi lại rồi dùng mũi hít vào trong 4 giây, giữ hơi thở khoảng giây. Thực hiện thở ra một lần nữa trong thời gian 8 giây và cũng tạo âm thanh huýt sáo như ban đầu.
-
Lặp lại bài tập 4 lần với các động tác tương tự nhau. Khi đã quen thì tăng dần lên để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Tại sao nên tập bài tập này?
Theo các nhà khoa học, căng thẳng sẽ giảm mạnh mỗi khi oxy được nạp đầy vào hai lá phổi. Và bằng kỹ thuật hít thở của 4-7-8 bạn sẽ nhận được những lợi ích tuyệt vời sau:
-
Phương này này giúp cơ thể hấp thụ nhiều oxy hơn, đồng thời làm cho trí não được thư giãn và kiểm soát trạng thái ổn định của cơ thể.
-
Giúp bạn cân bằng lại những lo âu, giảm những tác nhân thường xuyên bị quá tải gây ra căng thẳng cho cơ thể.
-
Việc hít vào và thở ra một cách đều đặn cũng có thể giúp bạn thư giãn, kết nối với cơ thể và đưa bạn thoát khỏi những suy nghĩ căng thẳng
2. Bài tập thở Bhramari Pranayama
Trong các nghiên cứu khoa học, bài tập thở Bhramari Pranayama được chứng minh là có khả năng làm giảm nhịp thở và nhịp tim một cách hữu hiệu. Nhờ đó, những người áp dụng có thể thư giãn tinh thần, dễ đi vào giấc ngủ hơn so với thông thường.
Các bước thực hiện bài tập này gồm:
-
Nhắm mắt lại và hít thở sâu.
-
Bịt hai tai lại bằng lòng bàn tay.
-
Hai ngón tay trỏ đặt lên trên lông mày, các ngón còn lại đặt trên mắt.
-
Dùng ngón tay nhẹ nhàng ấn vào hai bên cánh mũi. Đồng thời tập trung ấn vào khu vực lông mày.
-
Khép miệng lại rồi từ từ thở ra qua mũi. Thực hiện lặp lại bài tập 5 lần.
Tại sao nên tập bài tập thở trong yoga Pranayama để cải thiện khả năng thở?
Theo các nhà nghiên cứu khoa học, Pranayama có tiềm năng:
-
Pranayama có thể giải quyết khủng hoảng oxy. Bài tập thở sâu pranayama sẽ vừa làm tăng khả năng cung cấp oxy cho phổi của bạn, vừa tăng oxy cho máu trong phổi của bạn
-
Bài tập thở Pranayama có thể giúp bạn giảm đau chống viêm và phòng ngừa ở vùng hô hấp và tim của bạn. Thực hành pranayama sẽ khiến vi-rút khó kích hoạt các phản ứng miễn dịch gây viêm bất lợi.
-
Pranayama có thể tối ưu hóa phản ứng căng thẳng. Việc hít thở sâu chậm liên quan đến pranayama giúp thư giãn các cơ soma và tối ưu hóa các dây thần kinh dọc theo các con đường thần kinh tự chủ, tránh các tình huống như co thắt và tắc nghẽn đường hô hấp.
-
Cải thiện lưu lượng máu , oxy trong máu, các hoạt động nội tiết tố và các hoạt động thần kinh.
-
Pranayama che chắn tổn thương phổi. Việc thở có kiểm soát của pranayama sẽ giúp bạn mở khóa và kích hoạt các tế bào phế nang không hoạt động, để thay thế những tế bào bị hư hỏng.
-
Pranayama có thể tăng cường khả năng miễn dịch của bạn. Khi sinh lý của các cơ quan của bạn được cải thiện, sức khỏe tổng thể của bạn được cải thiện, phản ánh rõ rệt về hệ thống miễn dịch của bạn. Một hệ thống miễn dịch cân bằng sẽ khó bị vi-rút phá hoại.
-
Pranayama cải thiện cơ hội chiến đấu thành công với Covid-19 bằng cách tăng cường hoạt động và sinh lý não của bạn.
-
Pranayama tăng lưu lượng máu đến não của bạn để giữ cho các tế bào não của bạn được nuôi dưỡng tốt và tối ưu hóa các hoạt động thần kinh để giữ cho các chức năng ổn định.
>> Tham khảo thêm bài viết: 10 bài tập yoga buổi tối cho bạn giấc ngủ ngon
3. Bài tập thở ba phần
Theo các chuyên gia thể hình, kỹ thuật thở ba phần tuy đơn giản nhưng lại có tác dụng lớn trong việc tạo giấc ngủ ngon. Do đó, chúng ta có thể áp dụng bài tập này khi cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi trong cuộc sống hàng ngày.
Thực hiện bài tập thở ba phần như sau:
-
Đầu tiên hãy hít vào một hơi thật sâu trong thời gian lâu.
-
Thở ra hết cỡ và tập trung để cảm nhận cơ thể của mình.
-
Thực hiện các bước trên 2-3 lần nhằm tạo sự thích ứng.
-
Ở những lần tiếp theo, bạn nên làm chậm quá trình thở ra của mình sao cho thời gian thở ra dài gấp đôi so với việc hít vào.
Vì sao nên tập bài tập thở ba phần?
-
Tăng hàm lượng oxy trong máu
-
Cải thiện hoạt động chức năng của phổi, tim mạch
-
Giúp ngủ sâu, ngủ ngon hơn – triệu chứng thường gặp ở những người từng bị covid
-
Giải quyết tình trạng hụt hơi do căng thẳng, mệt mỏi
4. Bài tập thở bằng cơ hoành
Bài tập thở bằng cơ hoành có khả năng làm chậm nhịp thở và giảm bớt nhu cầu oxy của cơ thể. Đây là một bài tập thở trong yoga cực kỳ tuyệt vời, không chỉ hữu ích với những bệnh nhân mắc các bệnh hô hấp mạn tính như hen phế quản, phổi tắc nghẽn mạn tính COPD, những người bị covid 19 mà ngay cả với những người khỏe mạnh cũng có thể tập luyện
Các bước thực hiện bài tập thở bằng cơ hoành như sau:
-
Nằm ngửa, kê một chiếc gối dưới đầu gối và giữ chân hơi gập lại.
-
Đặt một tay lên ngực, tay còn lại đặt lên bụng.
-
Hít thở chậm và sâu bằng đường mũi sao cho bàn tay trên ngực vẫn giữ nguyên. Còn bàn tay trên bụng lại có thể di chuyển theo từng nhịp thở.
-
Nhẹ nhàng chúm môi lại và từ từ thở qua đường miệng
-
Khi quen dần, bạn sẽ học được cách hít thở mà không cần di chuyển ngực.
Vì sao nên tập thở với bài tập thở bằng cơ hoành
-
Giúp bạn giảm thiểu căng thẳng, áp lực, mệt mỏi
-
Tăng cường hiệu quả của động tác hô hấp và tiết kiệm năng lượng. Vì vậy những bệnh nhân mắc phổi tắc nghẽn mạn tính và các bệnh hô hấp mạn tính nên tập luyện thường xuyên kỹ thuật này để cải thiện chức năng hô hấp của cơ thể.
-
Giúp ngủ ngon hơn, giấc ngủ được cải thiện rõ ràng
5. Bài tập thở kiểu Nadi Shodhana Pranayama
Năm 2013, một nghiên cứu của các nhà khoa học đã chứng minh rằng những người áp dụng bài tập Nadi Shodhana Pranayama đều đặn sẽ giảm bớt căng thẳng hơn, cải thiện hệ hô hấp và tim mạch – một trong những điều mà những người bị covid xong đều cần phải cải thiện.
Đồng thời, khi tập Bài tập thở kiểu Nadi Shodhana Pranayama, bạn cũng sẽ thấy vui vẻ, tinh thần khỏe mạnh hơn khi luyện tập mỗi ngày. Bài tập được triển khai theo từng bước rất dễ thực hiện:
Các bước thực hiện bài tập thở Nadi Shodhana Pranayama như sau:
-
Trước tiên chúng ta ngồi xuống, bắt chéo hai chân.
-
Bàn tay trái đặt lên đầu gối và ngón tay cái của bàn tay phải đặt lên mũi.
-
Bạn thở ra hết mức rồi dùng tay chặn lỗ mũi bên phải lại. Việc hít thở sẽ thông qua lỗ mũi trái.
-
Mở tay ở lỗ mũi bên phải ra, tiếp tục chặn lỗ mũi bên trái và thở bằng lỗ mũi bên phải.
-
Tiến hành các động tác này liên tục trong 5 phút và kết thúc bài tập bằng cách thở ra qua lỗ mũi trái.
Vì sao nên tập bài tập thở kiểu Nadi Shodhana Pranayama
-
Giảm căng thẳng và cải thiện chức năng hệ tim mạch
-
Cải thiện chức năng phổi và sức bền của hệ hô hấp
-
Hạ nhịp tim
-
Cải thiện sức khỏe
6. Bài tập thở kiểu Buteyko
Đối với những người có hơi thở gấp gáp, bài tập Buteyko sẽ giúp bạn cảm nhận và điều khiển nhịp thở của mình tốt hơn. Buteyko dạy bạn thở nhẹ nhàng hơn và ít gấp gáp hơn. Bạn sẽ học cách thở chậm hơn và sâu hơn, giúp cân bằng nhịp thở của bạn.
Nó liên quan đến các bài tập dạy bạn nín thở và kiềm chế thở. Người ta nói rằng theo thời gian, kỹ thuật thở sẽ trở thành một phần tự nhiên trong cuộc sống hàng ngày của bạn.
Cách thực hiện kỹ thuật thở Buteyko:
-
Ngồi trên giường hoặc mặt sàn nhà, miệng hơi khép lại.
-
Thở ra bằng mũi với tốc độ tự nhiên nhất trong vòng 30 giây. Bạn có thể tự cảm nhận nhịp thở ra, hít vào của mình.
-
Dùng ngón tay cái và ngón trỏ nhẹ nhàng chặn cả hai lỗ mũi lại.
-
Đồng thời khép kín miệng cho đến khi không thể giữ được lâu hơn.
-
Cuối cùng bạn ngậm miệng lại rồi hít một hơi thật sâu bằng đường mũi.
Vì sao nên tập thở Buteyko sau khi trở thành F0:
-
Điều hòa nhịp thở: Thở Buteyko là lý tưởng cho những người có thể thở quá nhiều hoặc thở quá mức. Dấu hiệu thường gặp ở những người mắc các bệnh như hen suyễn và lo lắng.
-
Giúp giảm bớt căng thẳng và cải thiện hiệu suất thể thao, cũng như cải thiện chất lượng giấc ngủ bằng cách thúc đẩy giấc ngủ sâu, giảm ngáy và giảm chứng ngưng thở khi ngủ.
-
Giúp chữa bệnh hen suyễn và lo lắng, hoặc trở nên thở khó hơn do hội chứng hậu covid
-
Giảm các vấn đề về ống eustachian
7. Thở kiểu Papworth
Bài tập thở Papworth được các chuyên gia sức khỏe đánh giá là có khả năng giúp tinh thần thư giãn. Hơn nữa nó còn góp phần cải thiện thói quen hay ngáp và thở dài ở mọi lứa tuổi. Trong phương pháp này, chúng ta cần chú trọng nhiều vào phần cơ hoành để thở một cách tự nhiên nhất.
Cách tập thở kiểu Papworth:
-
Trước hết, hãy ngồi thẳng trên mặt sàn nhà hoặc giường.
-
Người tập hít vào, thở ra thật sâu rồi đếm từ 1-4 trong mỗi lần hít thở.
-
Bạn có thể hít vào bằng miệng hoặc mũi nhưng khi thở ra cần thực hiện qua đường mũi.
-
Chú ý tập trung vào nhịp lên xuống của bụng và lắng nghe âm thanh trong hơi thở của mình.
Tại sao nên tập thở hậu covid bằng phương pháp Papworth
-
Dạy bạn cách thở chậm và đều đặn từ cơ hoành và bằng mũi.
-
Giúp bạn học cách kiểm soát căng thẳng để không ảnh hưởng đến nhịp thở.
-
Giúp giảm bớt các triệu chứng khó thở và cải thiện chất lượng cuộc sống ở những người mắc bệnh hen suyễn
-
Giúp tinh thần thư giãn
8. Tập thở kiểu Kapalbhati
Trong tiếng Phạn, kapala nghĩa là hộp sọ và bhati nghĩa là tỏa sáng. Vì vậy, kapalbhati nghĩa là bài tập làm sáng vùng sọ. Làm sao chúng ta có thể làm sáng vùng sọ bằng việc hít thở?
Ở đây, từ “sọ” ám chỉ là đường mũi nơi không khí đi vào và đi ra. Đây được xem là bài tập thở mạnh mẽ, một cách tẩy rửa làm sạch đường mũi và thông nghẹn cuống phổi. Bài tập Kapalbhati có tác dụng giảm thiểu tình trạng thở dốc và cải thiện quá trình trao đổi khí trong cơ thể. Bởi phương pháp này có khả năng loại bỏ lượng CO2 dư thừa ra môi trường ngoài.
Kỹ thuật Kapalbhati có cách thực hiện khá đơn giản:
-
Ngồi với tư thế bắt chéo chân thoải mái, giữ lưng và đầu thẳng. Lưu ý, bạn ngồi sao cho hai xương ngồi chạm sàn, nhấn nhẹ vào phần thắt lưng, kéo dài các đốt sống lưng và đỉnh đầu lên trần nhà.
-
Bàn tay thả lỏng trên hai đầu gối. Bạn có thể ngửa lòng bàn tay hoặc bắt thủ ấn Chin Mudra (ngón cái chạm ngón trỏ)
-
Hít thở sâu hai hoặc ba hơi để chuẩn bị cho kapalbhati.
-
Sau hơi thở sau cùng, bạn co cơ bụng thật nhanh, làm cho cơ hoành nâng lên đến khoang ngực và đẩy mạnh khí ra khỏi phổi.
-
Sau đó, thả lỏng cơ bụng, để cho cơ hoành hạ xuống khoang bụng; quá trình hít vào tự động diễn ra. Phổi căng ra và được bơm đầy khí.
-
Lặp lại nhanh động tác bơm khí. Liên tục hít vào thụ động và thở ra bất ngờ cho đến hết một vòng thở. Kết thúc một vòng thở bằng cách thở ra dài hơi
-
Những người mới tập bắt đầu với 3 vòng thở (hít thở 20-30 hơi mỗi vòng), dần dần tăng lên 5 vòng (50-100 hơi mỗi vòng).
Lưu ý: Hướng dẫn nghe có vẻ hơi phức tạp nên bạn có thể tưởng tượng đơn giản hơn như lúc bạn bị nghẹt mũi, bạn cần phải thở ghì ra thật mạnh và liên tục để thông mũi.
Vì sao nên tập thở với bài tập Kapalbhati?
-
Làm sạch đường thở, phổi và toàn bộ hệ hô hấp
-
Làm mạnh và tăng khả năng của phổi và các cơ liên sườn
-
Giúp thông các xoang và loại thải chất nhầy tích tụ
-
Chứng tắc nghẽn và co thắt cuống phổi được loại bỏ. Sau một thời gian, bệnh hen suyễn thuyên giảm, gần như chấm dứt
-
Giúp cơ thể thải một lượng lớn khí cacbonic và những chất thải khác
-
Các cơ bụng khỏe hơn, giúp cải thiện hệ tiêu hoá
-
Hệ tuần hoàn, hệ hô hấp và hệ tiêu hoá hoà hợp với nhau
-
Người thực hành Kapalbhati thường xuyên sẽ có sức khoẻ tốt, tràn trề sinh lực và sức sống.
>> Bạn có thể tập thở ngay trên giường hoặc ngồi ở thảm tập Yoga để tập mỗi ngày nhé
9. Bài tập thở Box
Bài tập thở Box là một kỹ năng cơ bản trong thiền định giúp con người thư giãn và tập trung tinh thần cao độ hơn. Trong động tác này chúng ta nên tập trung vào lượng oxy mà cơ thể đang hít vào, thở ra
Các bước thực hiện bài tập thở Box
-
Ngồi thẳng lưng, hít vào rồi thở ra hết lượng không khí trong phổi.
-
Từ từ hít qua đường mũi và đếm đến 4. Người tập vừa đếm vừa hít thêm không khí bên ngoài vào phổi.
-
Giữ hơi thở trong đường phổi và thực hiện đếm đến 4
-
Thở ra bằng miệng một cách từ từ, đồng thời tập trung vào việc đẩy hết oxy ra khỏi phổi.
10. Cách tập thở sâu làm sạch phổi
Bài tập hít thở sâu có tác dụng làm sạch phổi và mang đến cảm giác thư giãn cho ngày làm việc mới. Thời gian lý tưởng nhất để thực hiện việc luyện tập là vào buổi sau khi thức dậy.
Các thực hiện bài tập thở sâu làm sạch phổi
- Trước tiên, bạn cần đứng thẳng trong tâm thế thoải mái.
-
Giữ cánh tay xuôi, hai bàn chân dang rộng bằng vai, đầu hơi ngừa về phía đằng sau.
-
Hít vào thật sâu bằng đường mũi và thở ra bằng miệng một cách nhẹ nhàng.
-
Tiếp theo chúng ta sẽ đẩy toàn bộ khí tồn đọng trong phổi bằng cách thở ra mạnh hơn.
-
Trong quá trình thở hãy phát ra âm thanh “hà hà” nhằm đẩy mạnh luồng khí trào ra ngoài. Cuối cùng hít sâu vào qua mũi cho đến khi có cảm giác căng lồng ngực.
11. Cách tập thở thông qua động tác chống đẩy
Các chuyên gia y tế cho biết, bài tập chống đẩy có khả năng làm săn chắc cơ thể. Mặt khác nó cũng giúp điều hòa hơi thở và làm cho tâm trạng vui vẻ hơn.
Các bước thực hiện bài tập thở qua chống đẩy
-
Để thực hiện hít đất chúng ta cần phải thẳng tay. Phần mông, bụng siết, hạ xuống sao cho thật vững chắc. Đồng thời người tập hạ thân xuống cho đến khi khuỷu tay 90 độ hoặc thấp hơn.
-
Nếu muốn đạt hiệu cao khi tập, bạn cần đảm bảo các nguyên tắc:
-Khi sử dụng lực nặng thì thở ra, dùng lực nhẹ sẽ hít vào.
-Hít vào bằng đường mũi và thở ra bằng đường miệng một cách nhẹ nhàng.
Tại sao nên tập hít thở thông qua bài tập chống đẩy?
-
Các bài tập thở giúp cơ hoành hoạt động loại bỏ không khí cũ ra khỏi phổi, đồng thời hấp thụ không khí oxy trong lành.
-
Khi thực hiện các bài tập này, đặc biệt là nếu bạn đang có vấn đề về phổi sẽ giúp làm cho phổi của bạn hoạt động hiệu quả hơn.
-
Việc tập luyện cũng sẽ giúp bạn dễ dàng phối hợp nhịp thở dễ dàng hơn đối với cách hít thở khi hít đất.
>> Hãy thử tham khảo Thảm Fitness Yoga Adidas 10mm ADMT-11015 khi tập Yoga. Dòng thảm này hiện đang được rất nhiều người yêu thích
12. Bài tập thở làm rỗng phổi
Bài tập này có công dụng làm tăng cao khả năng dung tích phổi, khai thông đường thở. Nhờ vậy lá phổi của bạn sẽ trở nên khỏe mạnh hơn trong mọi điều kiện thời tiết.
Các động tác trong bài tập được thực hiện như sau:
-
Đầu tiên người tập đứng thẳng, đầu gối trong trạng thái thư giãn.
-
Uốn cong phần thắt lưng rồi thổi tất cả không khí từ trong phổi ra ngoài.
-
Bạn cần đảm bảo hít vào càng sâu càng tốt. Sau đó, từ từ thở ra và quay trở lại vị trí thẳng đứng như ban đầu.
Bị covid không đáng sợ, gặp phải những tình trạng như đau đầu, chóng mặt, thường xuyên hụt hơi và mệt mỏi cũng không đáng sợ. Mọi thứ chỉ trở nên tồi tệ khi bạn không giữ được thái độ lạc quan cũng như quyết tâm vượt qua dịch bệnh.
Hy vọng sau khi tham khảo mỗi người sẽ biết cách tập luyện tại nhà để có thân thể khỏe mạnh, bền bỉ hơn trong mọi hoạt động của cuộc sống. Ngoài ra, chúng ta cũng cần kết hợp với chế độ ăn uống khoa học, nghỉ ngơi hợp lý để luôn tràn ngập năng lượng mỗi ngày nhé. Chúc bạn luôn khỏe
Theo Aloha Nguyễn